top of page

Khái niệm và lợi ích của dịch vụ Cloud Disaster Recovery

Đã cập nhật: 10 thg 4

Trong thời đại ngày nay, nhất là sau đại dịch, việc sử dụng dịch vụ đám mây để làm việc từ xa và bảo vệ dữ liệu đã trở nên cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp. Mất kết nối dù là thời gian ngắn có thể gây thiệt hại lớn. Khoảng 70% doanh nghiệp trên thế giới đã và đang tăng cường đầu tư vào công nghệ đám mây. Bằng cách cung cấp các giải pháp phục hồi sau sự cố (Disaster Recovery - DR) dựa trên đám mây, chúng ta có khả năng xử lý tình huống khẩn cấp một cách nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm chi phí hơn.


Cloud DR là giải pháp phục hồi sau sự cố mang những tính năng vượt trội

Khái niệm Cloud DR  

Cloud DR - Cloud Disaster Recovery là sự kết hợp các dịch vụ và chiến lược lưu trữ dữ liệu sao lưu, ứng dụng và các tài nguyên khác trong bộ lưu trữ đám mây. Nếu thảm họa xảy ra, tất cả dữ liệu, ứng dụng và tài nguyên bị ảnh hưởng có thể dễ dàng khôi phục về trung tâm dữ liệu chính hoặc nhà cung cấp đám mây để hệ thống tiếp tục hoạt động.   

Về mục đích, Cloud DR bảo vệ tài nguyên của công ty bạn và đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh thông qua khả năng truy cập dữ liệu đáng tin cậy và khả năng khôi phục ngay lập tức.   

Cloud DR hoạt động thế nào 

Về căn bản, dịch vụ Cloud DR hoạt động bằng cách replicating (nhân bản) trạng thái hoạt động của các application (ứng dụng web, database, các dịch vụ,…) giữa 2 data centers. Một khi data center chính gặp một sự cố nào đó khiến nó unavailable, khi này backup site còn lại sẽ thay thế, kích hoạt phiên bản replica gần nhất.  

Ngoài ra, dịch vụ Cloud DR hoạt động trên nền tảng công nghệ trong lĩnh vực phần cứng như IBM, HP, Dell, vận hành với mục tiêu duy trì hoạt động thông tin và nâng cao sự sẵn sàng cho hệ thống. Khi tận dụng dịch vụ này, doanh nghiệp chỉ phải chịu chi phí tối thiểu để duy trì, và chỉ phát sinh phí khi phải phục hồi sau khi xảy ra sự cố.  

Hiểu về yêu cầu quan trọng trong quá trình DR 

Trong phần này ta sẽ bàn về các yêu cầu cốt lõi của Cloud DR. Một số yếu tố sẽ được lựa chọn dựa vào chính sách doanh nghiệp như mức giá đưa ra (monetary cost), mức độ downtime hệ thống (downtime system) hay mức độ mất mát dữ liệu (data loss). Trong đó, một số yếu tố khác sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất ứng dụng (application performance) hoặc độ chính xác (correctness). 

Recovery Point Objective (RPO)

RPO của Cloud DR đại diện cho thời điểm gần nhất trước khi bất kỳ một sự cố failure nào xảy ra. RPO quyết định mức độ data loss dựa trên yêu cầu của doanh nghiệp. RPO càng nhỏ thì mức độ mất mát dữ liệu càng thấp và ngược lại.

Ví dụ, một số application quan trọng không thể chấp nhận downtime và data loss với RPO bằng 0, lúc này thứ ta nghĩ tới là nhân bản đồng bộ synchronous replication. Trong khi đó, một số application khác có thể chấp nhận mất mát thì RPO có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. 

Recovery Time Objective (RTO)

RTO sẽ chỉ định mức độ thời gian để hệ thống có thể khôi phục trở lại online sau một sự cố failure. Khoảng thời gian này bao gồm cả thời gian phát hiện sự cố failure, thời gian khởi động các hệ thống backup (virtual or physical), thời gian khởi tạo các thời gian khởi tạo và cấu hình lại network cũng như reroute lại các request. Một chỉ số RTO thấp sẽ cho phép doanh nghiệp mang lại hiệu suất cao, cho phép ứng dụng tiếp tục hoạt động liền mạch. 

Performance (hiệu suất)

Để đảm bảo Cloud DR thực sự hữu ích, nó cần giữ hiệu suất của các ứng dụng không bị ảnh hưởng quá nhiều trong trường hợp có sự cố xảy ra. Tuy nhiên, quá trình phục hồi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất. 

Ví dụ, khi chúng ta sử dụng phương pháp sao chép đồng bộ (synchronous replication), quá trình sao chép sẽ không hoàn thành cho đến khi dữ liệu được xác nhận an toàn ở nơi xa. Tác động này có thể dẫn đến sự tiêu tốn tài nguyên ổ cứng và băng thông mạng. Điều này có thể dẫn đến việc ứng dụng khác không có đủ tài nguyên để hoạt động một cách bình thường. 

Consistency (tính nhất quán)

Cloud DR phải đảm bảo rằng sau khi xảy ra một sự cố bất kỳ, application có thể được khôi phục về trạng thái bình thường. Điều này đòi hỏi hệ thống Cloud DR phải được thiết kế đặc biệt cho từng ứng dụng để đảm bảo tất cả thông tin liên quan được sao chép đúng đến nơi lưu trữ dự phòng. 



Kế hoạch DR hoàn thiện cần dựa trên nhiều yếu tố phụ thuộc vào chính sách của doanh nghiệp

Vai trò của Cloud DR  

Sử dụng Cloud DR có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm tài nguyên và giảm chi phí trong việc duy trì hệ thống của họ. Hãy tưởng tượng một công ty có một trung tâm dữ liệu, trong đó bao gồm 3 máy chủ web và 1 cơ sở dữ liệu quan trọng. Để đảm bảo an toàn dữ liệu, họ đã thiết lập một trang web sao lưu (backup site) trong đám mây, gọi là Cloud DR. 

Tại Cloud DR, có những tài nguyên được kích hoạt khi xảy ra thảm họa (disaster). Chúng thay thế cho trung tâm dữ liệu chính khi xảy ra sự cố. Những tài nguyên này ở trạng thái không hoạt động ban đầu, điều này giúp giảm thiểu chi phí cho công ty. 

Ngoài ra, còn có những tài nguyên khác được sử dụng để đồng bộ hóa dữ liệu giữa trung tâm dữ liệu chính và trang web sao lưu, cả trong quá trình kích hoạt (Failover) và quá trình khôi phục (Failback). 

Ưu điểm của Cloud DR   

Những ưu điểm mà Cloud DR mang lại là không thể phủ nhận.

Tính sẵn sàng cao hơn 

Cloud DR sử dụng cơ sở hạ tầng và tài nguyên có sẵn trong đám mây, đảm bảo bạn có khả năng khôi phục dữ liệu và ứng dụng nhanh chóng sau sự cố. 

Tiết kiệm chi phí 

Sử dụng Cloud DR có thể tiết kiệm chi phí đáng kể so với việc triển khai và duy trì cơ sở hạ tầng riêng. Bạn chỉ trả tiền cho tài nguyên và dịch vụ mà bạn thực sự sử dụng, thay vì đầu tư vào phần cứng và phần mềm DR cồng kềnh. 

Tính linh hoạt 

Cloud DR cho phép bạn dễ dàng điều chỉnh tài nguyên phục hồi theo nhu cầu. Điều này giúp bạn linh hoạt đáp ứng các yêu cầu thay đổi của doanh nghiệp mà không cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng mới. 

Quản lý dễ dàng 

Cloud DR thường đi kèm với các công cụ quản lý tiện ích, giúp bạn dễ dàng quản lý và giám sát quá trình phục hồi. Điều này giúp bạn có sự kiểm soát tốt hơn và khả năng theo dõi hiệu suất. 

Khả năng thử nghiệm và tập trung 

Cloud DR cho phép bạn thực hiện kiểm tra thường xuyên và tập trung trước để đảm bảo rằng kế hoạch phục hồi hoạt động hiệu quả. Bạn có thể mô phỏng các tình huống thảm họa và kiểm tra quy trình phục hồi mà không ảnh hưởng đến môi trường chính. 

Đảm bảo tính bảo mật và tuân thủ 

Các nhà cung cấp Cloud DR thường đảm bảo tính bảo mật và tuân thủ các quy định về bảo mật và quản lý dữ liệu, giúp bạn tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn ngành. 


Bảo mật là một trong những yếu tố được chú trọng hàng đầu trong Cloud DR

Tăng hiệu suất và hiệu quả 

Việc sử dụng Cloud DR có thể giúp tăng hiệu suất và hiệu quả của doanh nghiệp bằng cách giảm thời gian chết và giảm thiểu mất dữ liệu trong trường hợp sự cố. 

Kết luận

Cloud DR không chỉ là một công nghệ đang trên đà phát triển, mà còn là một phần quan trọng của chiến lược bảo vệ dữ liệu của mọi doanh nghiệp. Sự kết hợp giữa tính hiệu quả và tính linh hoạt của Cloud DR đem lại giá trị lớn cho việc đảm bảo dữ liệu quan trọng luôn sẵn sàng và an toàn trong bất kỳ tình huống khẩn cấp nào. 

0 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page