top of page

Những điều cần lưu ý trong việc triển khai kế hoạch Cloud DR 

Trong việc triển khai kế hoạch Cloud DR, việc chú ý đến một số yếu tố quan trọng là cực kỳ cần thiết để đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả. Từ việc đánh giá rủi ro đến tối ưu hóa quy trình phục hồi, mọi chi tiết đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một kế hoạch DR thực sự đáng tin cậy. 


Kế hoạch Cloud DR cần được lên kế hoạch tỉ mỉ để hạn chế rủi ro

Cloud DR là gì? 

Cloud Disaster Recovery là một giải pháp sao lưu và khôi phục dữ liệu trên đám mây. Giải pháp này cho phép doanh nghiệp sao lưu dữ liệu và ứng dụng quan trọng của mình lên đám mây và khôi phục chúng trong trường hợp xảy ra thảm họa. 

Cloud DR được đánh giá là rất quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có nguồn dữ liệu lớn, vì 

  • Tăng khả năng phục hồi dữ liệu khi có thảm hoạ xảy ra. 

  • Giảm chi phí so với việc đầu tư phần cứng lưu trữ và phần mềm sao lưu. 

  • Khả năng mở rộng cao, dễ dàng mở rộng quy mô DR của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu hiện tại không ngừng tăng lên của hệ thống doanh nghiệp. 

  • Bảo vệ dữ liệu quan trọng 

  • Tuân thủ quy định như GDPR  

Các bước triển khai Cloud DR 

Để triển khai Cloud DR một cách hiệu quả thường phải trải qua 3 bước cơ bản. 

Đánh giá nhu cầu và rủi ro 

Đánh giá nhu cầu hiện tại và những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp trước khi triển khai kế hoạch Cloud DR. Bao gồm xác định loại dữ liệu, các ứng dụng quan trọng cần sao lưu cũng như mức độ hồi phục cần thiết (RTO/RPO) dựa trên tất cả các rủi ro có thể xảy ra với dữ liệu của doanh nghiệp. 


RPO và RTO là 2 yếu tố cần được xem xét trước tiên trong kế hoạch Cloud DR

Lựa chọn giải pháp phù hợp 

Có 2 loại nhà cung cấp dịch vụ Cloud DR phổ biến: Nhà cung cấp đám mây (AWS, Azure, Google Cloud Platform, ...) và nhà cung cấp dịch vụ bên thứ 3 (Veeam, Rubrik, Zerto,…). Tùy vào nhu cầu và tình hình cụ thể mà doanh nghiệp có thể chọn lựa dịch vụ phù hợp. 

Khi chọn lựa dịch vụ, doanh nghiệp cần quan tâm đến các yếu tố như: Nhu cầu hiện tai và những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải, khả năng tài chính, khả năng triển khai và quản lý,... 

Triển khai kế hoạch Cloud DR 

Quá trình triển khai sẽ diễn ra sau khi doanh nghiệp chọn được nhà cung cấp dịch vụ và hai bên đã thảo luận kỹ càng các chi tiết về dịch vụ hợp tác. Bên cung cấp dịch vụ sẽ trình bày các bước cơ bản và quy trình triển khai kế hoạch Cloud DR từ việc lên kế hoạch, thử nghiệm đến việc triển khai thực tế,... để doanh nghiệp nắm quy trình. Cuối cùng là thực hiện từng bước trong kế hoạch, kèm theo giám sát liên tục và điều chỉnh nếu cần thiết trong suốt quá trình hợp tác. 

Những lỗi thường gặp trong quá trình triển khai kế hoạch Cloud DR 

Có một số lỗi mà doanh nghiệp có thể vướng phải trong quá trình triển khai kế hoạch Cloud DR, khiến tiêu tốn nhiều thời gian, làm hoạt động Cloud DR bị gián đoạn hoặc gây ra thiệt hại về chi phí, tài nguyên,... 

Không đánh giá được nhu cầu hiện tại 

Giải pháp: Doanh nghiệp cần thực hiện một đánh giá cụ thể về nhu cầu của họ. Điều này bao gồm việc xác định loại dữ liệu nào quan trọng và cần phải được bảo vệ, mức độ quan trọng của việc phục hồi nhanh chóng sau sự cố, và các yêu cầu về hiệu suất. 

Không đánh giá được rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải 

Giải pháp: Hiểu rõ rủi ro cụ thể mà doanh nghiệp có thể phải đối mặt khi triển khai Cloud DR là cực kỳ quan trọng. Xác định các yếu tố rủi ro có thể bao gồm: mất mát dữ liệu, thời gian ngừng hoạt động, rủi ro về bảo mật, và chi phí. 

Không chọn được giải pháp phù hợp 

Dựa trên đánh giá nhu cầu và rủi ro, doanh nghiệp cần tìm hiểu và chọn lựa giải pháp Cloud DR phù hợp nhất. Có thể là các dịch vụ sao lưu và khôi phục, giải pháp DRaaS (Disaster Recovery as a Service), hoặc một kế hoạch DR tự xây dựng. Về vấn đề này, một đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp có thể tư vấn tỉ mỉ để doanh nghiệp có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Điều kiện là doanh nghiệp cần thông tin đầy đủ về hiện trạng và nhu cầu để bên cung cấp dịch vụ nắm được 

Không quản lý hiệu quả 

Giải pháp: Để đảm bảo hiệu quả trong triển khai, việc quản lý quy trình, tài nguyên và thời gian là cực kỳ quan trọng. Điều này bao gồm việc xây dựng kế hoạch triển khai rõ ràng, đặt lịch trình kiểm tra, đánh giá và cập nhật liên tục kế hoạch DR. 

Những yếu tố quan trọng cần chú ý trong kế hoạch Cloud DR 

Việc lập kế hoạch Cloud Disaster Recovery (DR) đòi hỏi sự tập trung vào một số yếu tố cụ thể để đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả: 

Quản lý hiệu quả 

Quản lý được tài nguyên và quy trình là chìa khóa để triển khai một kế hoạch Cloud DR thành công. Việc xác định và cấp phát tài nguyên đúng mức, đồng thời thiết lập quy trình linh hoạt và minh bạch giúp tối ưu hóa hiệu quả của kế hoạch. 

Tối ưu hóa quá trình 

Quá trình triển khai và kiểm soát kế hoạch Cloud DR cần được tối ưu hóa để giảm thiểu thời gian phục hồi sau sự cố. Tối ưu hóa này bao gồm cải thiện thời gian đáp ứng, tự động hóa quy trình, và việc sắp xếp lại tài nguyên theo ưu tiên cần thiết. 

Tích hợp các công nghệ mới 

Khả năng tích hợp các công nghệ mới và tiên tiến trong kế hoạch DR giúp nâng cao khả năng phục hồi và bảo vệ dữ liệu. Sử dụng trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, và các công nghệ mới khác để tăng cường hiệu suất của kế hoạch DR. 


Lựa chọn được nhà cung cấp dịch vụ chất lượng là điều quan trọng góp phần vào thành công của kế hoạch Cloud DR

Thường xuyên cập nhật giải pháp mới 

Môi trường kỹ thuật luôn tiến triển, và việc cập nhật các giải pháp mới giúp kế hoạch Cloud DR luôn sẵn sàng và linh hoạt đối phó với các mối đe dọa mới xuất hiện. 

Luôn sẵn sàng cho các sự cố có thể xảy ra 

Tính sẵn sàng là trọng tâm hàng đầu của kế hoạch Cloud DR. Việc thực hiện các bài kiểm tra thường xuyên, tạo và kiểm tra kế hoạch phục hồi khẩn cấp sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt nhất cho bất kỳ sự cố nào có thể xảy ra. 

Tập trung vào những yếu tố này giúp đảm bảo rằng kế hoạch Cloud DR không chỉ hiệu quả mà còn linh hoạt và có thể thích nghi với môi trường kỹ thuật thay đổi liên tục. 

Lời kết 

Trong môi trường kỹ thuật ngày càng phức tạp, việc triển khai kế hoạch Cloud DR không chỉ là việc tạo ra một bản sao dữ liệu. Nó còn đòi hỏi sự đầu tư cẩn thận, quản lý hiệu quả, và sự linh hoạt để đáp ứng được mọi tình huống khẩn cấp. Chỉ khi đó, doanh nghiệp mới có thể an tâm với sự bảo vệ dữ liệu toàn diện. 

 

 

0 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page